Cách xử lý và khắc phục khi đèn ô tô bị hấp hơi nước

Cách xử lý và khắc phục khi đèn ô tô bị hấp hơi nước
Ngày đăng: 11/05/2024 03:22 PM

Hiện tượng đèn ô tô bị hấp hơi nước là một vấn đề phổ biến và thường gặp trong điều kiện thời tiết đặc biệt. Là một sự kiện tự nhiên do sự khác biệt nhiệt độ và độ ẩm, nhưng việc bảo dưỡng đúng cách và các biện pháp phòng ngừa có thể giảm thiểu tác động của nó. 

 

Nguyên nhân khiến đèn ô tô bị hấp hơi nước

 

 

Do tác động vật lý hoặc va chạm

 

Nếu xe bị va chạm hoặc có những tác động vật lý khu vực đầu xe, có thể không va trực tiếp vào đèn, đèn hoàn toàn không bị vỡ nứt hay xước, tuy nhiên vẫn dẫn việc chóa đèn bị hở và vào hơi nước. Đặc biệt bạn cần lưu ý, quá trình sử dụng xe nếu trong điều kiện trời mưa, rất dễ làm đèn xe bị hấp hơi nước.

 

Lỗi của nhà sản xuất hay việc tháo lắp đèn

 

Có trường hợp đèn pha bị hấp nước dù xe mới 100%. Đây có thể là lỗi trong quá trình lắp ráp hoặc vận chuyển xe từ nhà máy tới showroom. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít khi xảy ra.

 

Bên cạnh đó, việc tháo lắp đèn trong môi trường có độ ẩm cao. Sau đó khi bật đèn sáng, nhiệt độ tăng, không khí ẩm bốc hơi và ngưng tụ thành dạng sương, đọng bên trong bề mặt đèn.

 

Sửa chữa thiếu chuyên nghiệp hoặc độ đèn sai kỹ thuật

 

Khi độ đèn hay sửa chữa đèn cần phải tháo lắp tại các cơ sở chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm khiến mặt đèn khi tháo ra lắp lại, mặt đèn bị biến dạng hay cao su lắp không kín sẽ tạo ra những khe hở. Từ đó nước hoặc hơi nước có cơ hội lọt vào bên trong đèn xe.

 

Cách xử lý và khắc phục khi đèn xe bị hấp hơi nước

 


Đèn xe ô tô bị hấp hơi nước không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây khó khăn khi di chuyển trên đường. Đặc biệt khi đi đường vào điều kiện thời tiết sương mù sẽ làm giảm tầm nhìn khiến mất an toàn khi lái xe. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục:

 

– Bóng đèn gặp sự cố trục trặc: Đèn xe sẽ bị mờ và dễ bị hấp nước ngược trở lại vào mặt đèn có thể do việc xe chưa được bảo trì, bảo dưỡng đúng thời gian định kỳ. Đèn sử dụng lâu không thay mới sẽ mất khả năng kháng nước và dễ gãy do di chuyển thường xuyên trong thời tiết nắng mưa. Bảo dưỡng định kỳ thường xuyên để đảm bảo an toàn. 


– Hệ thống dây điện đèn ô tô bị lỗi: Đôi khi đèn xe bị hấp hơi nước ngay sau khi mua xe mới. Nguyên nhân có thể là lỗi từ nhà sản xuất trong quá trình lắp ráp thiết bị cho ô tô. Kiểm tra tại hãng hoặc garage để xác định chính xác. 


– Đèn bị ố vàng: Ố vàng trên đèn xe thường xảy ra nếu bạn không vệ sinh cho xe. Bụi bám lâu ngày gây cản trở luồng ánh sáng, làm đèn bị mờ. 


– Đèn bị trầy xước: Vết xước nghiêm trọng trên đèn làm cho bề mặt không còn trong suốt, khiến đèn không hoạt động đúng như ý muốn.


Cách xử lý triệt để:


– Tháo cụm đèn pha theo hướng dẫn sử dụng xe hoặc khách hàng có thể mang xe ra các gara hoặc nội thất ô tô gần nhất để đảm bảo các kỹ thuật viên có kỹ thuật tháo lắp và xử lý tính trạng hấp hơi nước ngay. 


– Lau sạch hơi ẩm trên ống kính đèn bằng khăn microfiber. Tránh dùng giấy hoặc các khăn thô ráp lau mặt đèn sẽ làm bám bụi còn sót lại của giấy hoặc làm xước hỏng mặt đèn. 


– Sử dụng gel silic đioxit (thường có trong gói hút ẩm) để xử lý hơi nước. Đặt gel vào bên trong đèn, tránh tiếp xúc với bóng đèn. 


– Kiểm tra và lắp đặt lại đèn pha vào vị trí ban đầu sau khi xử lý xong hiện tượng hấp hơi nước.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
0
Zalo
Hotline